Các vị trí trong bóng đá là một trong những kiến thức về bóng đá quan trọng mà bạn cần nắm vững. Đặc biệt là đối với những người hâm mộ cuồng nhiệt, việc hiểu rõ vị trí, ký hiệu, vai trò,… của từng tuyển thủ sẽ giúp bạn có thể theo dõi thần tượng của mình chơi bóng trên sân dễ dàng hơn. Vậy có những lưu ý gì đối với các vị trí trong bóng đá? Hãy cùng khám phá những thông tin cơ bản nhất về những vị trí này nhé!
Tổng hợp các vị trí trong bóng đá
Trong bóng đá, có hai loại sân chính là sân 7 và sân 11. Ở phần này, chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào tìm hiểu tên các vị trí trong bóng đá của sân 11.
4 vị trí quan trọng và cơ bản nhất trong bóng đá, bao gồm:
– Hậu vệ: vị trí này được chia thành trung vệ, hậu vệ quét, hậu vệ biên và hậu vệ biên tấn công
– Tiền vệ: các vị trí trong bóng đá này được chia thành tiền vệ phòng ngự, tiền vệ trung tâm, tiền vệ chạy cánh, tiền vệ tấn công
– Tiền đạo
– Thủ môn
Trên đây chỉ là phần tổng quát những vị trí cơ bản nhất trong đội hình bóng đá, bạn có thể thấy các vị trí này còn được chia nhỏ thành nhiều phần rất dễ gây nhầm lẫn. Phần tiếp theo dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt tốt hơn sự khác nhau giữa các vị trí trong bóng đá, cùng theo dõi nhé!
Các vị trí trên sân cỏ
Thủ môn
Một trong các vị trí trong bóng đá đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu đấy là thủ môn.
Thủ môn tên tiếng Anh là Goalkeeper (GK), viết tắt là TM trong tiếng Việt. Đây là vị trí thủ thành, đứng ở điểm cuối cùng của sân, sau hàng hậu vệ. Thủ môn nắm giữ nhiệm vụ bảo vệ khung thành đội bóng, phòng thủ không cho đối phương tấn công bóng vào lưới nhà. Vị trí thích hợp nhất cho thủ môn chính là đứng giữa tiền đạo đối thủ và hàng phòng ngự của đội nhà.
Thủ môn chính là người có vai trò chủ chốt, là vị trí trong bóng đá duy nhất có thể chạm, giữ và bắt bóng bằng tay. Trường hợp duy nhất thủ môn không được chạm bóng là lúc cầu thủ chuyền bóng về khung thành lưới nhà.
Một đội bóng chỉ có một thủ môn trong sân, ngoài ra còn có các vị trí dự bị để đề phòng thủ môn chính thức bị chấn thương. Nếu thủ môn bị phạt trong quá trình diễn ra trận đấu thì các cầu thủ khác trên sân có thể thay thế vị trí đó.
Thông thường, thủ môn phải mặc trang phục khác với cầu thủ đội nhà trên sân, cầu thủ và thủ môn của đối phương. Đây là đặc điểm để nhận diện thủ môn rõ ràng nhất.
Các thủ môn thường mang áo số 1, thủ môn dự bị thì có số áo khác như: số 12, số 16, số 22, số 30,… và đa số là mặc áo số 12.
Một số thủ môn nổi tiếng:
- JeanMarie Pfaff
- Rinat Dasaev
- Walter Zenga
- Peter Schmeichel
- Michel Preud’Homme
- José Luis Chilavert
- Fabien Barthez
- Gianluigi Buffon
- Petr Čech
- Iker Casillas
Hậu vệ
Tên tiếng Anh của vị trí hậu vệ là Defender (DF), viết tắt tiếng Việt: HV.
Trong trận đấu, hậu vệ có vai trò hỗ trợ thủ môn trong việc bảo vệ khung thành, cụ thể là kèm theo và ngăn cản đối phương tiến gần hơn tấn công lưới nhà. Đối với các vị trí trong bóng đá, vị trí hậu vệ là yếu nhất, nhưng nhiệm vụ lại vô cùng quan trọng.
Vị trí của hậu vệ là đứng trước thủ môn và sau hàng tiền vệ của đội nhà. Bên cạnh đó, vị trí này còn được chia thành 4 vị trí nhỏ: hậu vệ trung tâm (trung vệ), hậu vệ quét, hậu vệ biên tấn công, hậu vệ biên.
Hậu vệ trung tâm
Trung vệ có tên gọi tiếng anh thân thuộc là Center Back (CK). Vai trò của hậu vệ trung tâm là tạo rào chắn, không để cho tiền đạo của đội đối thủ tấn công vào lưới nhà để ghi bàn.
Trong thi đấu, khi nhận được bóng từ đồng đội, hậu vệ trung tâm sẽ dựa thời cơ để chuyền bóng cho cầu thủ khác trên sân nhà hoặc tìm cách phá bóng khỏi vòng cấm.
So với các vị trí trong bóng đá, một trung vệ tốt cần có thân hình cao ráo, vóc dáng to, khỏe và có cái đầu lạnh để đọc tình huống một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, hậu vệ trung tâm có thể dùng đầu để cản bóng, phá bỏ những pha phạt góc, gây bất lợi cho đối thủ.
Hậu vệ quét
Được biết đến với tên tiếng anh là Sweeper (SW), hậu vệ quét là một vị trí vô cùng linh hoạt trên sân bởi họ có thể di chuyển tự do, không cần phải kèm theo một đối thủ nào.
Hậu vệ quét có nhiệm vụ quét hết những pha bóng vượt qua hàng hậu vệ chính của đối phương để ngăn chặn tình huống xấu xảy ra.
Một hậu vệ quét cần có những yếu tố như: khả năng khống chế bóng và chuyền bóng tốt, đọc vị bóng nhanh nhẹn,… Nếu biết cách chơi, hậu vệ quét có thể đem đến những pha phản công bất ngờ sang phía khung thành đội bạn. Tuy nhiên, vị trí này hiện nay ít được sử dụng tới, các HLV sẽ tập trung vào tiền vệ cơ động nhanh nhạy hơn.
Hậu vệ biên
Full Back/Right Back/Left Back (FB/RB/LB) là tên tiếng Anh của vị trí hậu vệ biên.
Hậu vệ biên linh động và có thể di chuyển ở các vị trí trong bóng đá khác nhau trên phần sân của đội nhà.
Vai trò hậu vệ biên nắm giữ chính là chặn các pha bóng di chuyển vào khu vực cấm, kèm theo các đường tấn công của đối thủ và di chuyển dọc theo đường biên, chuyền bóng vào giữa để tạo cơ hội tiến công cho đội nhà.
Hậu vệ biên tấn công
Vị trí trong bóng đá này có tên tiếng Anh là Wingback/Right Wingback/Left Wingback (WB/RWB/LWB).
Hậu vệ biên tấn công là sự kết hợp hoàn hảo giữa tiền vệ cánh và hậu vệ biên. Sự xuất hiện của hậu vệ biên tấn công sẽ giúp cho đội nhà có cơ hội ghi bàn dễ hơn, thường được sử dụng trong đội hình 5-3-2, 3-5-2.
Vai trò của hậu vệ biên tấn công vô cùng quan trọng đối với các vị trí trong bóng đá hiện nay. Một người chơi mạo hiểm và kiểm soát bóng tốt sẽ rất phù hợp với vị trí này.
Một số hậu vệ xuất sắc:
- Sergio Ramos
- Aymeric Laporte
- Samuel Umtiti
- Gerard Piqué
- Laurent Blanc
- Matthias Sammer
- Ruud Krol
- David Alaba
- Patrice Evra
- Marcelo
- Ashley Cole
Tiền vệ
Ký hiệu của vị trí tiền vệ trong đội hình bóng đá là Midfielder (MF). Đứng trên hàng hậu vệ và sau hàng tiền đạo, tiền vệ nắm giữ vai trò chính là ngăn những đợt tiến công liên tục từ đối thủ, đoạt bóng, chuyền bóng, tạo cơ hội tấn công cho đội nhà, trong trường hợp cần thiết thì tiền vệ sẽ lùi về để phòng thủ và tấn công.
Một tiền vệ cần đòi hỏi những tố chất như:
- Thể lực tốt: tất cả các vị trí trong bóng đá đều cần có thể lực tốt, tuy nhiên tiền vệ lại có yêu cầu cao hơn bởi nhiệm vụ phải di chuyển liên tục và nhanh chóng trên sân thi đấu. Nếu không có thể lực tốt, tiền vệ sẽ làm chậm tiến độ tiến công và phòng thủ của đội nhà.
- Kỹ thuật tốt: tiền vệ có giữ được phong độ hay không còn phụ thuộc vào kỹ năng chơi bóng của cầu thủ. Việc chuyền bóng, sút và lừa bóng phải luôn chính xác, nếu không sẽ dễ gây phản bóng về lưới nhà.
Có 4 vị trí chính trong vị trí tiền vệ: tiền vệ chạy cánh, tiền vệ phòng ngự, tiền vệ tấn công, tiền vệ trung tâm.
Tiền vệ chạy cánh
Ký hiệu: LM/RM
Vai trò: tiền vệ chạy cánh có nhiệm vụ phát động tấn công, tăng tốc trong những pha bóng đột ngột đối với sân của đối thủ và lúc cần thiết sẽ lùi về sau các vị trí trong bóng đá để ngăn chặn sự tấn công của đối phương.
Tiền vệ phòng ngự
Ký hiệu: DM
Vai trò: vị trí trong bóng đá này có vai trò phòng thủ và tiến công từ phía xa, đồng thời phối hợp chặt chẽ với hàng hậu vệ để đảm bảo an toàn cho lưới nhà.
Tiền vệ tấn công
Ký hiệu: AM
Vai trò: trái với tiền vệ phòng ngự, tiền vệ tấn công có nhiệm vụ cướp bóng từ tiền vệ của đối phương để tấn công lưới đội bạn một cách bất ngờ nhất. Ngoài ra, vị trí này còn hỗ trợ các vị trí trong bóng đá như tiền đạo để việc tiến công phá lưới diễn ra thuận lợi hơn.
Tiền vệ trung tâm
Ký hiệu: CM
Vai trò: tiền vệ trung tâm cũng có vai trò tương tự như các vị trí trong bóng đá tiền vệ khác. Ngoài việc phòng ngự, người chơi còn phải phát động tiến công vào khung thành đối thủ để có thể nhanh chóng ghi bàn.
Những tiền vệ tuyệt vời:
- Gareth Bale
- Alexis Sanchez
- Eden Hazard
- N’Golo Kanté
- Casemiro
- Dele Alli
- James Rodríguez
- Kevin De Bruyne
- David Silva
Tiền đạo
Vị trí tiền đạo là vị trí chủ chốt trong đội hình bóng đá, có tên tiếng anh là “Central Forward” (CF). Tiền đạo đứng đầu đội hình, ở gần nhất so với khung thành đối phương.
Vị trí này đóng một vai trò vô cùng cần thiết, đấy chính là ghi bàn vào lưới đối thủ. Có thể coi đây là vị trí khó khăn và áp lực nhất bởi trong suốt quá trình thi đấu, tiền đạo phải tấn công, bị kèm cặp rất nhiều, dễ bị chấn thương và gặp phải những tình huống bất trắc.
Hiện nay, các tiền đạo được tăng cường về số lượng nhiều hơn và chủ yếu là chơi ờ phía sân đối thủ thay vì về hỗ trợ phòng ngự.
Các vị trí trong bóng đá đều được chia thành nhiều vị trí nhỏ, tiền đạo cũng vậy, chi tiết gồm: tiền đạo trung tâm, tiền đạo thường, tiền đạo thứ hai, tiền đạo cánh.
Tiền đạo trung tâm
Tiền đạo trung tâm hay còn gọi là tiền đạo cắm, có vai trò tiên phong và phá lưới đối thủ. Một tiền đạo trung tâm thuộc các vị trí trong bóng đá quan trọng cần có những yếu tố như:
- Thể lực khỏe mạnh, cao to: mục đích là để dễ dàng cướp bóng, vượt qua dàn hậu vệ đội bạn và tấn công vào khung thành
- Có kỹ thuật sút bóng dứt điểm tốt và kiến tạo cho đội nhà
Trong thi đấu, tiền đạo trung tâm thường xuất hiện trong đội hình: 4-2-3-1, 4-5-1,… hoặc 4-3-3, 3-4-3,… và chỉ có duy nhất một tiền đạo cắm trên sân.
Tiền đạo thường
Vị trí này được phát triển từ tiền đạo trung tâm, thường có 2 – 3 cầu thủ là tiền đào thường.
Khác với tiền đạo cắm, tiền đạo thường di chuyển nhiều hơn, linh hoạt hơn và thoải mái lùi xuống thấp hơn các vị trí trong bóng đá để cướp bóng.
Tiền đạo thứ hai
Còn được gọi với một tên gọi khác là tiền đạo hộ công, tiền đạo thứ hai có vai trò kiến tạo, hỗ trợ tiền đạo trung tâm ghi bàn hoặc có thể trực tiếp ghi bàn.
Đây là vị trí thoải mái nhất trong các vị trí tiền đạo, thường nằm ở phía dưới tiền đạo cắm.
Tiền đạo cánh
Tương tự như vị trí hậu vệ cánh và tiền vệ cánh, tiền đạo cánh cũng có thể di chuyển rộng hơn về phía biên nhưng thường sẽ tham gia tiến công nhiều hơn.
Nhiệm vụ của tiền đạo cánh là làm nản chí các vị trí trong bóng đá như hậu vệ cánh đối thủ, dùng những kỹ năng chơi điệu nghệ nhất để cắt bóng đối phương nhằm kiến tạo ghi bàn ở cự ly gần dễ dàng nhất.
Những tiền đạo chơi tốt nhất hiện nay:
- Lionel Messi
- Cristiano Ronaldo
- Kylian Mbappé
- Neymar
- Álvaro Morata
- Sergio Agüero
- Luis Suárez
- Antoine Griezmann
- Paulo Dybala
- Roberto Firmino
Các vị trí trong bóng đá trên là những vị trí chính, cơ bản và quan trọng nhất. Bạn có thể xem thêm Xoilac Tv – Trực tiếp bóng đá online chất lượng cao để hiểu rõ hơn về các vị trí này nhé!
Bóng đá phủi là gì? Kỹ thuật bóng đá đường phố ra sao
Người hâm mộ thường biết đến bóng đá với cái tên như: bóng đá chuyên nghiệp, bóng đá quốc gia,… thay vì những cái tên dân giã như bóng đá phủi. Vậy bóng đá phủi là gì? Có sự khác biệt giữa bóng đá phủi và bóng đá chuyên nghiệp không?
Bóng đá “phủi” là một dạng bóng đá đường phố hay bóng đá phong trào, thường được tổ chức ở các sân cỏ nhân tạo. Những người chơi thường là người đam mê thể thao, muốn tìm đến bóng đá để giải trí, rèn luyện thể lực,…
Trên sân đấu của bóng đá phủi, người chơi có thể đá bóng tự do theo các vị trí trong bóng đá khác và lối chơi của mình, rất ít khi xảy ra tranh chấp. Bóng đá phủi không giới hạn thời gian, bạn có thể chơi vào lúc rảnh rỗi hoặc vào thời gian luyện tập thể lực hằng ngày.
Ngày nay, bóng đá phủi phát triển một cách mạnh mẽ và quy mô được mở ra rộng hơn. Có thể kể đến như: bóng đá phủi Hà Nội, bóng đá phủi Hải Phòng, bóng đá phủi Sài Gòn,…
Bất cứ ai cũng chơi được loại bóng đá đường phố này, chỉ cần nắm vững một số thông tin thiết yếu nhất về các vị trí trong bóng đá là bạn có thể tham gia thi đấu rồi. Bên cạnh đó, bạn cùng cần tìm hiểu một số kỹ thuật chơi bóng đá phủi, cụ thể:
Kỹ thuật bóng đá phủi cơ bản Poke & Run
Đây là loại kỹ thuật phổ biến nhất bởi sự đơn giản và dễ chơi của nó. Để có thể luyện tập được Poke & Run, bạn chỉ cần dùng mũi giày đá nhẹ bóng, rê bóng qua người đối thủ và nhận bóng ở ngay phía sau. Yêu cầu dành cho kỹ thuật qua người là khoảng cách giữa bạn và các vị trí trong bóng đá khác phải thật sự phù hợp, không quá xa cũng không được quá gần.
Kỹ thuật đẩy bóng bằng đế giày nhanh nhất
Đây cũng là một trong những kỹ thuật dễ tập, cách thực hiện là dùng đế giày đẩy bóng rồi giữ bóng và kéo bóng về bằng má giày phía ngoài, tiếp theo đẩy sang má trong, hất bóng lên. Kỹ thuật này đã được nhiều cầu thủ nổi tiếng và các vị trí trong bóng đá sử dụng để biểu diễn như: Neymar, Pele, Nani,…
Luyện kỹ thuật kẹp bóng qua người
Dùng hai chân kẹp bóng vào người, đồng thời kết hợp bật nhảy lên để bóng lên cao rồi thả bóng xuống. Kỹ thuật này được sử dụng để biểu diễn và thi đấu trên sân cỏ, các bạn có thể bắt gặp hình ảnh của các vị trí trong bóng đá như cầu thủ chuyên nghiệp thực hiện trên sân thường xuyên.
Thế nào là chiến thuật trong bóng đá
Chiến thuật là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực bóng đá giúp các đội bóng có thể giành được chiến thắng.
Mỗi khi trận đấu diễn ra, huấn luyện viên lại quan sát thế trận, các vị trí trong bóng đá và đưa ra những chiến thuật khác nhau nhằm ứng biến một cách tốt nhất đối với những điều bất ngờ xảy ra trên sân bóng. Không phải cứ có chiến thuật là sẽ chiến thắng, điều này còn phụ thuộc phần lớn vào sự lãnh đạo của các huấn luyện viên và khả năng thực hiện của cầu thủ.
Hai chiến thuật cơ bản nhất trong bóng đá là chiến thuật phòng ngự và chiến thuật tiến công. Để có thể áp dụng, kết hợp các chiến thuật một cách tốt nhất, các cầu thủ thuộc các vị trí trong bóng đá phải tập trung tối đa vào diễn biến trận đấu, phối hợp uyển chuyển, linh hoạt cùng đồng đội để hoàn thành tốt mục tiêu cuối cùng đặt ra. Một chiến thuật tốt cùng kỹ năng tốt có thể xoay chuyển tình thế từ bại thành thắng bất cứ lúc nào và ngược lại.
Một số chiến thuật thường được sử dụng trong các trận đấu trực tiếp bóng đá như:
- Chiến thuật sơ đồ 4 – 4 – 2 ( 4 – 4 – 1 – 1)
- Chiến thuật sơ đồ 4 – 3 – 3
- Chiến thuật sơ đồ 4 – 2 – 3 – 1
- Chiến thuật sơ đồ 4 – 5 – 1 (4 – 4 – 1 – 1)
- Chiến thuật sơ đồ 3 – 5 – 2 (3 – 4 – 3)
Các chiến thuật trên thường được huấn luyện viên nghiên cứu và áp dụng vào các buổi tập luyện của cầu thủ. Bên cạnh đó, còn có những chiến thuật phức tạp hơn, có thể biến thể tùy theo các vị trí trong bóng đá và sự phán đoán của nhà lãnh đạo.
Các loại đội hình trong bóng đá
Có 3 kiểu đội hình phổ biến nhất để tạo nên các vị trí trong bóng đá phù hợp: phòng ngự, tấn công, cân bằng.
Đội hình 4 – 4 – 2
Đây là đội hình phòng ngự được dùng nhiều nhất trong các trận đấu bóng đá hiện nay. 4 – 4 – 2 cho phép hàng tiền vệ có thể di chuyển nhanh về hàng phòng thủ để tạo vòng chắn và giới hạn khả năng tấn công của đối phương, xây dựng một đội thủ vô cùng chắc chắn.
Đội hình phòng thủ cũng có thể tạo cơ hội cho hậu vệ trung tâm kèm sát đối thủ tấn công và bảo vệ khung thành một cách an toàn nhất.
Đội hình kim cương
Đội hình này sẽ có lợi đối với các vị trí trong bóng đá như tiền vệ, một cầu thủ sẽ lên cao và chơi vị trí của một tiền vệ tấn công, còn một tiền vệ sẽ lui về phòng ngự
Người chơi chủ chốt ở đội hình kim cương là tiền vệ, cầu thủ có vai trò chặn sự tấn công ồ ạt từ tiền đạo đối phương, tiếp theo là kiến tạo bóng để tạo ra những pha tấn công đẹp mắt.
Đội hình 4 – 3 – 3
Khác với hai đội hình đá bóng trên, đội hình 4 – 3 – 3 cho phép đội nhà tấn công một cách mạnh mẽ để giành bàn thắng. Yêu cầu của đội hình này là phải có các vị trí trong bóng đá như tiền đạo khỏe, nhanh nhẹn, dẫn bóng tốt để chơi trên hàng tấn công.
Tại đây, các vị trí trong bóng đá như cầu thủ ở hai bên cánh có thể dựa thời cơ, đưa bóng vào các khoảng trống trên đường biên để chuyền vào trung tâm.Thể lực của các cầu thủ khi chơi đội hình 4 – 3 – 3 phải khỏe, bền để có thể chơi bao toàn sân.
Tổng quan những điều bạn chưa biết về bóng đá
Bên cạnh các vị trí trong bóng đá, đội hình bóng đá, chiến thuật,… thì bạn cũng cần nắm rõ những khía cạnh ngoài lề như: số áo đá bóng, luật chơi,… trong các trận thi đấu. Vậy hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ý nghĩa của số áo trong bóng đá
Đối với mỗi vị trí khác nhau, các cầu thủ đều có số áo khác nhau. Cụ thể:
Đối với thủ môn:
- Vì đây là vị trí đầu tiên trên sân đấu, có vai trò quan trọng, nắm tới 50% phần thắng của đội nhà nên thủ môn thường mang số áo 01
Đối với hậu vệ và trung vệ:
- Hậu vệ: 2 cánh 2 bên sẽ mang số áo 2 hoặc 3
- Các vị trí trong bóng đá khác như hậu vệ trung tâm sẽ mang số áo 4 hoặc 5 tương ứng với thứ tự lần lượt của các cầu thủ
Đối với tiền vệ:
- Thông thường, tiền vệ trung tâm và phòng ngự sẽ mặc áo số 6, 8 bởi sự linh hoạt của các cầu thủ trên sân
- Tiền vệ ở hai cánh thì sẽ mặc áo số 7, 11
Đối với tiền đạo:
- Tiền đạo trung tâm: các vị trí trong bóng đá này thường mang áo số 9, các cầu thủ sẽ xuất hiện ở phía trên hàng công, quanh khu vực 16m50. Do đó, số 9 thường được gọi bằng cái tên “tay săn bàn chủ lực” của đội bóng.
- Các vị trí trong bóng đá như tiền đạo lùi thường mang áo số 7, 10, 11, 19,…
Lượt đi lượt về là gì?
Đây là một thể thức rất phổ biến và được áp dụng trong các trận đấu lớn. Lượt đi lượt về hay còn gọi là thể thức hai lượt, thể thức sân nhà sân khách. Hình thức này chính là việc hai đội bóng được tổ chức hai lượt đấu để quyết định đội thắng, mỗi lượt mỗi đội lại đóng vai trò là chủ nhà và khách.
Tỉ số được tính bằng cách cộng tổng số bàn thắng hoặc số điểm của mỗi đội bóng.
Lượt đi lượt về thường được sử dụng trong các giải đấu như: UEFA Champion League, vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới, MLS Cup Playoffs,…
Vào năm 1965, thể thức lượt đi lượt về đã được tổ chức cho đến tận bây giờ. Việc xuất hiện hình thức này đã tạo ra nhiều luồng ý kiến khác nhau, tuy nhiên mặt lợi ích của nó lại rất lớn.
Lượt đi lượt về tạo ra sự công bằng giữa hai đội bóng. Nếu tại sân đối thủ, đội này không giành phần thắng thì có thể đổi chiến thuật và cố gắng ở lượt về.
Luật bàn thắng sân khách là gì?
Tên quốc tế của luật bàn thắng sân khách là “Away goals rule”, đây là thể thức lượt đi lượt về (sân nhà và sân khách) nhằm xác định kết quả chung cuộc của hai đội bóng.
Luật bàn thắng sân khách quy định trong trường hợp hai đội hòa nhau thì đội ghi nhiều bàn thắng hơn ở lượt đi (sân khách) sẽ là đội thắng.
Nguyên tắc tính điểm của thể thức này được dùng cả trong hiệp chính và cả hiệp phụ.
Trường hợp hai đội đều sử dụng một sân làm sân nhà thì mỗi đội bóng được coi là chủ nhà trên một lượt, luật bàn thắng sân khách sẽ vẫn được áp dụng.
Đối với những trận đấu đá bóng xử thua, nếu đội bóng đưa vào một cầu thủ thuộc các vị trí trong bóng đá không đúng quy tắc và thắng trên trận đá trên sân nhà thì trọng tài sẽ xử đội đó thua, đồng thời đưa ra những cách tính điểm khác sao cho phù hợp nhất.
Luật thủ môn bóng đá 5 người và những sai lầm tai hại
Bên cạnh các vị trí trong bóng đá, các bạn cần tìm hiểu luật thủ môn bóng đá 5 người đưa ra những, yêu cầu cụ thể như sau:
Về trang phục
- Trang phục của các vị trí trong bóng đá, đặc biệt là thủ môn phải được đăng kí cho ban tổ chức trước trận đấu
- Thủ môn khi thi đấu phải ăn mặc gọn gàng, không sử dụng phụ kiện, trang sức hay đội mũ
- Bắt buộc đi giày
Về luật phát bóng
- Luật phát bóng khi bóng chết:
Chỉ thực hiện khi bóng đi xuống hết biên ngang, không được dùng chân để phát bóng.
Các vị trí trong bóng đá khác như cầu thủ nhận bóng phải đứng phía ngoài khu phạt đền.
Thủ môn không được giữ bóng trên tay nhiều hơn 4 giây
Khi phát bóng, nếu bóng vào khung thành đối thủ mà không chạm vào các vị trí trong bóng đá khác thì sẽ không được tính bàn thắng.
- Luật phát bóng khi bóng sống:
Được phát bóng nếu thủ môn bắt được bóng trong khu cấm địa, không bắt bóng do đồng đội chuyền.
Được dùng cả tay và chân để phát bóng sống.
Trường hợp bóng sống bay vào khung thành đối phương mà không chạm ai thì vẫn được tính bàn thắng.
Không được giữ bóng hơn 4 giây khi phát bóng sống.
Về luật thay người:
- Thủ môn dự bị phải ít hơn 7 người, không giới hạn số lần thay người trong trận bóng
- Phải thay người ơt vạch giữa sân, được thay người trong lúc diễn ra trận bóng và lúc bóng ra ngoài biên.
- Khi thay thủ môn, trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu
- Phải được sự cho phép thay người của trọng tài thì các vị trí trong bóng đá như thủ môn dự bị mới được vào sân, nếu không cầu thủ đó sẽ bị thẻ vàng.
Những số áo trứ danh đi vào huyền thoại
Nhắc đến bóng đá, không thể không nhắc đến những số áo đi vào huyền thoại của các vị trí trong bóng đá thế giới. Dưới đây là top các số áo đẹp, ý nghĩa và nổi tiếng nhất của các huyền thoại.
Số 4: Javier Zanetti
Anh là một cầu thủ chơi bóng xuất sắc ở hàng phòng ngự với thể lực khỏe mạnh, kỹ thuật tuyệt vời, lối chơi chuyên nghiệp cùng các pha tranh chấp đỉnh cao khi tấn công vào hàng thủ của đối thủ.
Số 5: Zinedine Zidane
Bàn thắng đáng nhớ nhất của Zinedine Zidane là cú phá lưới huyền thoại Bayer Leverkusen, vượt qua các vị trí trong bóng đá khác của đối thủ – cú chốt hạ giúp đội nhà giành giải vô địch tại Champions League 2002
Số 3: Paolo Maldini
Anh là một trong các vị trí trong bóng đá hậu vệ chơi xuất sắc nhất trong giới bóng đá chuyên nghiệp của đội tuyển Italia. Ronaldo từng phải khâm phục tài năng của anh bằng câu nói: “Maldini chính là hậu vệ đáng sợ nhất mà tôi từng phải đối mặt”.
Số 7: David Beckham
Beckham là một cái tên vô cùng nổi tiếng, đến cả những người hâm mộ nhí cũng phải hâm mộ khả năng chơi bóng tài tình của anh. Beckham luôn mang đến những trải nghiệm thú vị cho người xem bằng những quả tạt bóng chuẩn xác từng milimet và pha sút bóng đầy nghệ thuật.
Số 10: Ronaldinho
Ronaldinho là ngôi sao ngẫu hứng tuyệt vời của giới thể thao. Anh đưa cảm xúc của khán giả lên cao bằng những cú phạt đền, dẫn bóng và kiến tạo đi vào thời đại. Tại giải vô địch bóng đá thế giới 2002, Ronaldinho đã sút một cú quyết định từ khoảng cách 35m vào lưới, khiến đối phương phải gục khóc vì bất ngờ.
Ngoài những số áo của các cầu thủ nổi tiếng trên, còn có các vị trí trong bóng đá được nhiều người yêu thích như: Ronaldo, Messi, Pele, Neymar,…
Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ các vị trí trong bóng đá và một số lưu ý khi thi đấu. Ngoài ra, chúng tôi còn giới thiệu các cầu thủ nổi tiếng thế giới cùng số áo đá bóng đã đi vào huyền thoại. Hy vọng sẽ đem tới cho người hâm mộ những thông tin bổ ích.